Xanthan Gum (hay E415) là một chất phụ gia giúp làm đặc thực phẩm được làm từ vi khuẩn Xanthomonas campestris tìm thấy trong thực vật hay đường lên men. Được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm, cũng như các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày. Xanthan Gum được sử dụng chủ yếu để thay đổi kết cấu của thực phẩm hơn là vì những lợi ích sức khỏe mà chất này mang lại.
Xanthan Gum là gì?
Xanthan Gum được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1963. Kể từ đó, chất phụ gia này được nghiên cứu kỹ lưỡng và xác định là an toàn.
Do đó, FDA đã phê duyệt sử dụng dưới dạng chất phụ gia thực phẩm và không đặt ra giới hạn nào về lượng Xanthan Gum mà một loại thực phẩm có thể sử dụng.
Xanthan Gum là một chất phụ gia thực phẩm được tạo ra bởi một loại đường được lên men bởi vi khuẩn Xanthomonas campestris. Đó là một loại chất xơ hòa tan và thường được sử dụng để làm đặc hoặc ổn định thực phẩm.
Xanthan Gum là chất ưa nước, khi được thêm vào chất lỏng sẽ nhanh chóng phân tán, tạo thành dung dịch keo lại như gel và ổn định. Khả năng này làm cho nó trở thành chất làm đặc và tạo độ ổn định cho nhiều sản phẩm.
Do Xanthan Gum là chất xơ hòa tan nên cơ thể không thể tiêu hóa, đồng thời cùng không cung cấp bất kỳ calo hay chất dinh dưỡng nào. Nhìn chung Xanthan Gum cũng có vài mặt có lợi cho sức khỏe tiêu hóa và hỗ trợ cân nặng.
Xanthan Gum và ứng dụng
Được dùng trong nhiều loại thực phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân và các sản phẩm công nghiệp nhờ đặc tính ổn định và làm đặc.
Sản phẩm thực phẩm
Xanthan Gum có thể cải thiện cấu trúc cho thực phẩm, tạo sự ổn định về hương vị, thời gian sử dụng và bảo quản.
Chất này còn giúp ổn định, tăng khả năng chịu nhiệt cho thực phẩm. Ngoài ra, còn có thể ngăn không cho thực phẩm bị tách nước, tách dầu nhờ đặc tính liên kết các thành phần trong hỗn hợp.
Trong chế biến và nấu ăn, Xanthan Gum có thể tạo được độ đàn hồi và độ xốp tương đương với gluten nên được sử dụng như chất thay thế cho các món nướng truyền thống. Điều này mang đến sự lựa chọn khác dành cho những người bị dị ứng gluten.
Sau đây là một số loại thực phẩm phổ biến có chứa Xanthan Gum:
- Sốt Salad, sốt chấm và nước thịt.
- Các loại bánh.
- Nước ép trái cây.
- Các món súp.
- Kem.
- Syrups.
- Sản phẩm không chứa gluten.
- Thực phẩm ít chất béo.
Sản phẩm chăm sóc cá nhân
Xanthan gum cũng được tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm đẹp. Giúp tạo độ dày cho sản phẩm, giữ các thành phần ổn định trong hỗn hợp, cô đặc dạng kem sệt.
Sau đây là một số sản phẩm phổ biến có chứa Xanthan Gum:
- Kem đánh răng
- Mỹ phẩm và kem dưỡng
- Dầu gội đầu
Xanthan Gum có thể hạ đường huyết
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Xanthan Gum có thể làm giảm lượng đường trong máu khi tiêu thụ với liều lượng lớn.
Là chất xơ hòa tan, hấp thu phần dung dịch lỏng trong dạ dày và ruột non thành hỗn hợp sệt như gel và nhớt. Điều này làm chậm quá trình tiêu hóa và ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu đường vào máu của bạn, làm giảm lượng đường trong máu tăng vọt sau khi ăn.
Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần có 9 người đàn ông mắc bệnh tiểu đường và 4 người không mắc bệnh tiểu đường ăn bánh nướng xốp hàng ngày. Trong sáu tuần nghiên cứu, những người đàn ông ăn bánh nướng xốp không có Xanthan Gum.
Trong 6 tuần còn lại, họ ăn bánh nướng xốp có chứa 12 gam chất này.
Lượng đường trong máu của những người tham gia được kiểm tra thường xuyên và lượng đường trong máu lúc đói và sau bữa ăn ở nam giới mắc bệnh tiểu đường đều thấp hơn đáng kể khi ăn bánh nướng xốp có Xanthan Gum.
Một nghiên cứu khác ở 11 phụ nữ cho thấy lượng đường trong máu thấp hơn đáng kể sau khi ăn cơm có bổ sung chất này.
Lợi ích sức khỏe khác
Xanthan Gum có các lợi ích sức khỏe tiềm năng khác, mặc dù những lợi ích này khó có thể xảy ra rõ rệt nếu không dùng chất bổ sung.
Một số lợi ích sức khỏe tiềm năng của Xanthan Gum bao gồm:
- Giảm cholesterol và cân bằng đường huyết
- Hỗ trợ điều chỉnh cân nặng và giảm cân.
- Khả năng chống ung thư.
- Cải thiện và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Nghiên cứu tạo nên nước bọt nhân tạo.
Tuy nhiên Xanthan Gum cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa nếu sử dụng với liều lượng bất hợp lý. Tác dụng phụ tiêu cực tiềm ẩn duy nhất của chất này là gây khó chịu cho dạ dày.
Nhiều nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng, nếu sử dụng với liều lượng lớn có thể làm tăng tần suất đi ngoài và khiến phân mềm. Đối với các nghiên cứu trên người, nếu sử dụng lượng lớn sẽ xuất hiện những tác dụng sau:
- Nhuận tràng, giúp phân mềm.
- Kích thích sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong hệ tiêu hóa.
Xanthan Gum có an toàn không?
Đối với hầu hết mọi người, tiêu thụ thực phẩm có Xanthan Gum dường như hoàn toàn an toàn. Mặc dù nhiều loại thực phẩm chứa chất này chỉ chiếm khoảng 0,05–0,3%.
Đây là phụ gia thực phẩm có độc tính rất thấp và hàm lượng trong thực phẩm quá nhỏ nên không gây nguy hiểm cho sức khỏe nên Ủy ban chuyên gia hỗn hợp về phụ gia thực phẩm đã chỉ định cho nó lượng tiêu thụ hàng ngày có thể chấp nhận được là “không được chỉ định”.
Vì vậy, mặc dù có thể ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nó, nhưng hàm lượng của chất này hấp thụ vào cơ thể quá ít nên khó có thể nhận được lợi ích hoặc tác dụng phụ tiêu cực.
#ovovita, #việt_phú_đạt, #phụ_gia, #thực_phẩm, #chế_biến, #Sức_khỏe, #lợi_ích, #tiêu_hóa, #chất_xơ_hòa_tan, #hấp_thu, #dinh_dưỡng, #chế_biến, #sản_xuất, #tạo_đặc